[tintuc]Hạnh phúc luôn là điều mà con người ta hướng tới, cả trong học tập, trong cuộc sống, hay cả trong kinh doanh. Vậy Hạnh Phúc là gì? Có niềm hạnh phúc trong kinh doanh, khi bán được nhiều hàng bạn có thực sự hạnh phúc không? Tưởng chừng như đây là những câu hỏi đơn giản. Nhưng không phải ai cũng có thể trả lời, vì mỗi người đều có niềm hạnh phúc riêng của mình! “Bạn có thực sự hạnh phúc?” Hãy trả lời khi đọc xong bài viết này của Giupbankinhdoanh nhé!

I. HẠNH PHÚC LÀ GÌ?
Có vô số những định nghĩa khác nhau về hạnh phúc, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào mỗi cá nhân. Tuy nhiên, xét theo tự điển bách khoa định nghĩa về hạnh phúc: Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.
Hạnh phúc và sung sướng là hai từ mà ta có thể nhầm lẫn, ý nghĩa đều để nói lên được một cảm giác cảm thấy thoải mái trong tư duy, khi ta đạt được kết quả tốt từ một kết quả, một mục đích và một giá trị mà ta mong muốn.
Hạnh phúc được thể hiện qua sự thành công, tình yêu, sự nổi tiếng có tên tuổi, được yêu mến của nhiều người chung quanh thì đó ta gọi là hạnh phúc.
Sung sướng thì thể hiện qua tiện nghi sinh hoạt trong cuộc sống, giàu có và sống trong không gian đầy đủ mọi mặt. Còn vài thứ nữa cũng không kém phần quan trọng đó là sự thoả mãn trong cảm giác ăn uống, vui chơi giải trí và sinh hoạt trong lãnh vực tình dục.
Mỗi một người có vô số điều mong muốn, mỗi mong muốn tượng trưng cho lòng tham. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta từ bỏ những điều mình mong muốn. Hạnh phúc cũng vậy, ai sống trên đời cũng muốn có được hạnh phúc. Nhưng có một hạnh phúc thật sự thì không phải người nào cũng có.
II. KHI BÁN ĐƯỢC NHIỀU HÀNG BẠN CÓ THỰC SỰ HẠNH PHÚC KHÔNG?
Bạn kinh doanh, bạn bán được hàng, bạn có tiền, và nghĩ đó là hạnh phúc. Nhưng thực sự bạn có hạnh phúc không? Có tiền có phải đồng nghĩa với hạnh phúc?
Sự bằng lòng là một khái niệm linh hoạt, bằng lòng sẽ tùy thuộc vào việc ai đó biết thỏa mãn với những gì mình đang có. Phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc có được của cải không làm tăng hạnh phúc. Một người nào đó sống ở một quốc gia có GDP bình quân đầu người cao không phải sẽ hạnh phúc hơn trung bình so với những người tương đương ở một quốc gia nghèo hơn.
Khi bạn chỉ theo đuổi vật chất để kiếm tìm hạnh phúc, thời gian bạn dành cho việc nuôi dưỡng các mối quan hệ cá nhân, nuôi dưỡng tình cảm và các điều tích cực khác bị giảm xuống. Không bằng lòng với những gì mình đang có, bạn rơi vào cái bẫy của sự theo đuổi vật chất mà không biết điểm dừng.
Những người như vậy sẽ chỉ có cảm giác hạnh phúc tạm thời. Sự không bằng lòng và chỉ theo đuổi vật chất sẽ khiến bạn luôn cảm thấy thiếu thốn, không bao giờ là đủ, bạn sẽ luôn căng thẳng mệt mỏi để đạt tới mức của cải bạn cho là “đủ” mà quên đi những gì hiện có và các giá trị tốt đẹp khác trong cuộc sống, giống như câu nói của Mahatma Gandhi: "Trái đất cung cấp đủ để đáp ứng mọi nhu cầu của con người, nhưng không phải mọi lòng tham của con người."
Hạnh phúc thực sự trong kinh doanh đó là từ cả 2 phía : Người bán hàng bán được hàng sẽ hạnh phúc - Người mua hàng mua được hàng tốt giá rẻ, gặp người bán hàng có tâm sẽ hạnh phúc.
Vậy bí quyết gì để cả người bán hàng và người mua hàng cảm thấy hạnh phúc?
1. Tập trung vào lợi ích của khách hàng
Thay vì thao thao bất tuyệt về những ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ, nhân viên bán hàng cần dành thời gian để tìm hiểu khách hàng thực sự cần gì và tư vấn những đặc tính sản phẩm thích hợp. Sau đó, khi đã thu hút được sự quan tâm và chú ý của khách hàng, bạn có thể giới thiệu nhiều hơn về các tính năng độc đáo, khác biệt để tăng tính thuyết phục. Đại đa số người tiêu dùng mua sắm vì một nhu cầu thực sự nào đó và họ cần ai đó giúp họ chọn lựa giải pháp tốt nhất cho vấn đề. Hãy cố gắng để trở thành những chuyên gia tư vấn của khách hàng thay vì chỉ chăm chăm mục đích bán được hàng mà thôi, hãy tập trung vào lợi ích của khách hàng.
Là một nhân viên bán hàng, tất nhiên bạn cần đảm bảo doanh thu và muốn bán được hàng. Không ít nhân viên bán hàng mệt mỏi và căng thẳng với doanh số và “cầu cứu” khách hàng bằng cách “kể khổ”. Nhưng sự thật là chẳng có mấy khách hàng quan tâm đến điều đó và tệ hơn nữa là họ thấy khó chịu. Ngoài ra, họ có thể ủng hộ và thông cảm nhưng hiếm khi họ chịu chi tiền vì một lý do… trời ơi. Quá trình bán hàng là quá trình tiếp cận, thấu hiểu và giải quyết nhu cầu, động cơ, các vấn đề cũng như cảm xúc của khách hàng. Do đó, thật vô ích nếu bạn chỉ tập trung vào bản thân mà không để ý gì đến họ.
2. Giá cả không phải là tất cả
Những chương trình khuyến mại giảm giá có thể làm tăng doanh số. Tuy nhiên, nếu bạn không đưa ra một lý do chính đáng, sau này người tiêu dùng sẽ không mua món hàng hay sử dụng dịch vụ với giá ban đầu bạn đưa ra.
Vài cách để bạn có chương trình giảm giá thuyết phục: Thêm hoặc thay thế một số dịch vụ trong gói dịch vụ, thêm một lượng sản phẩm nhất định với giá không đổi, khuyến khích người tiêu dùng mua nhiều sản phẩm cùng lúc để được giá rẻ hoặc cung cấp các dịch vụ hậu mãi tốt hơn. Trừ những trường hợp hàng hóa mà chuyện mặc cả là tất yếu được (như nhà đất, đồ cổ, đồ cũ..), cố gắng không giảm giá chỉ vì khách hàng yêu cầu. Nếu khách hàng dễ dàng mặc cả thì có nghĩa là giá của bạn đưa ra ban đầu quá cao và sau này bạn sẽ không bán được hàng với mức giá đó nữa. Những chuyên gia bán hàng cho rằng, bạn nên tập trung vào việc giúp khách hàng nhận được nhiều giá trị hơn chứ không phải cố gắng giúp họ ít tốn tiền hơn.
3. Trở thành “chuyên gia” của khách hàng
Một phụ nữ vào siêu thị để mua một nồi cơm điện đa năng và trước đây bà chưa dùng qua sản phẩm này. Nhân viên bán hàng A giới thiệu những tính năng chính của sản phẩm và “an ủi” khách hàng rằng, bà sẽ nhanh chóng sử dụng thành thạo nếu chịu khó đọc hướng dẫn. Nhân viên bán hàng B có cách thuyết phục khác. Anh ta hướng dẫn cách sử dụng thật cặn kẽ và thao tác thử cho người phụ nữ này xem. Rốt cuộc, bà ta mua hàng của nhân viên B.
Điểm mấu chốt ở đây là, nhân viên bán hàng luôn phải đảm bảo sự thuận tiện nhất cho khách hàng. Yêu cầu khách hàng tự tìm hiểu chẳng khác nào giao cho họ bài tập về nhà và chẳng ai thích điều này cả. Khách hàng cần ai đó giúp họ giải quyết được các vấn đề nhanh chóng nhất.
KẾT LUẬN
Sự bằng lòng đối với hiện tại, trân trọng những điều mình đang có và hướng tới sự cân bằng chính là chìa khóa cho hạnh phúc dài lâu! Giupbankinhdoanh chúc các bạn luôn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống nhé![/tintuc]

Zalo : 0983.131.528
1
Bạn cần hỗ trợ?