[tintuc]Thói khôn lõi không những có nhiều trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, không những thế nó còn rất phổ biến trong kinh doanh. Nhưng bạn có biết, Kinh doanh là cần khách hàng có uy tín, làm việc vì uy tín chứ không cần những kẻ kinh doanh khôn lỏi, thiếu uy tín.

1. Khôn Lỏi Lã Gì?
Khôn lỏi là chỉ những người luôn muốn cái lợi trước mắt, người ta dùng mọi thủ đoạn để chiến thắng bằng mọi giá kể cả thủ đoạn đó có ảnh hưởng tới người khác hay không thì họ mặc kệ.
Chẳng hạn đi đường gặp đèn đỏ đáng ra phải dừng lại để cho người đèn xanh đi thì có vài người vượt đèn đỏ để đi, tôi cho rằng đây là sự khôn lỏi.
Một trong những điều đáng nói nhất của khôn lỏi đó là những chiến thắng không xứng đáng.
Người sống khôn lỏi luôn có 1 tâm lý giành giật trong cuộc sống và theo tôi thấy thì cuộc sống của họ cũng không có giàu có hay dư giả gì.
2. Khôn Lỏi - Tầm Nhìn Ngắn Hạn Trong Kinh Doanh
Trong cuộc sống này nếu bạn có trí thông minh thì bạn sẽ có được nhiều người yêu quý trọng vọng và sẽ có được những thành công nhất định trong cuộc sống nhờ sự thông minh của mình. Còn khôn lỏi là luôn tìm những cách sống để làm thế nào mình được lợi nhiều hơn người khác, không cần biết mọi người ra sao chỉ cần mình có được những thuận lợi trước mắt. Người thông minh thật sự họ sẽ tận dụng sự thông minh để học hỏi và đi lên vì sự trải nghiệm và tự mình làm việc sẽ giúp cho họ có thêm những kinh nghiệm quý báu, thành công họ có được là vì họ xứng đáng với nó, nó là của họ và sẽ khó có thể bị cướp mất, thậm chí nếu có thất bại thì họ cũng có thể đứng lên lại một lần nữa.
Trong hợp tác, làm ăn kinh doanh, người xởi lởi sẽ giữ được nhiều mối quan hệ lâu bền. Trong quản lý con người, doanh chủ xởi lởi sẽ được người lao động yêu quý và trung thành. Còn núp lùm, ăn mảnh thì trời cũng không " xởi lởi" với bạn. Đơn giản là vì, với cách tính toán so đo như vậy thì làm ăn với ai cũng khó. Khách hàng, đại lý tẩy chay, nhân viên oán trách, đối tác bỏ chạy thì làm ăn được với ai?
Trong kinh doanh, chữ tín có ý nghĩa quyết định. Thương trường là chiến trường, trong đó marketing là nghệ thuật chiến tranh. Có điều, đó là cuộc chiến giành được tình yêu của cô gái. Cô gái có hệ giá trị của riêng mình, có cảm xúc riêng và nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Sớm hay muộn nàng cũng sẽ biết được mọi chuyện thực sự đã diễn ra như thế nào. Sự chân thành của bạn chính là yếu tố tiên quyết để có được cảm tình và sự gắn bó của khách hàng một cách lâu dài.
Làm ăn kinh doanh, nếu chỉ có khôn lỏi, sẽ chỉ kiếm được chút tiền, biến khôn lỏi thành trí tuệ mới có thể kiếm được nhiều nhiều tiền. Kinh doanh thì phải khôn khéo, tính kế bền lâu chớ hòng khôn "lỏi". Ðó mới là thượng sách!
Tôi có đọc 1 bài viết rất hay và đáng suy ngẫm muốn chia sẻ thêm tới các bạn:
"  Tôi có quen với những người bạn làm trong lĩnh vực du lịch, tổ chức sự kiện, teambuilding… Thi thoảng nghe kể về những câu chuyện mà cười ra nước mắt, điển hình như câu chuyện sau:
Công ty của anh nhận được yêu cầu báo giá từ một khách hàng ABC khá lớn, mà anh chăm sóc lâu nay. Khách hàng cần tổ chức sự kiện du lịch nội bộ cho hơn 200 người. Sau khi nắm bắt nhu cầu, yêu cầu lên kế hoạch tổ chức, nguồn lực tài chính của khách hàng, đội thiết kế sản phẩm của công ty mà anh là chủ lực, vắt óc suy nghĩ để lên chương trình cho hấp dẫn.
Team làm xong, xem tới xem lui sao cho hợp lý và phù hợp với ngân sách khách hàng, cũng chỉ tính toán khoảng lợi nhuận đủ để vận hành, vì thời gian này khó có hợp đồng, nhân viên đã ngồi chơi dài dài, có hợp đồng này anh em sẽ có thêm công việc để tran trải chi phí. Hy vọng lắm!
Rồi công ty anh gửi kịch bản kèm báo giá theo đúng nhu cầu. Nhận được phản hồi khen tích cực từ bộ phận nhân sự, vui lắm thay. Anh em đồng nghiệp chờ đợi công việc.
Nhưng đời không như mơ, bộ phận nhân sự phía khách hàng phản hồi công ty di dịch lại một thời gian, vài tháng tới mới tổ chức vì nhiều lý do… Thôi, lại đành chờ khách hàng vậy.
Kinh doanh của bên anh vẫn chăm sóc khách hàng nhưng dần dần nhận ra kế hoạch đã bị hủy mà theo thông tin là để tiết kiệm chi phí nên công ty không tổ chức nữa.
Bẵng qua một thời gian, nhân một sự kiện gặp người bạn thân của khu du lịch, anh nói chuyện về công việc, người bạn chia sẻ vừa rồi công ty ABC tổ chức sự kiện hơn 200 khách tại đây, họ tự tổ chức, thấy nó thiếu chuyên nghiệp lắm. Hỏi kỹ hơn về chương trình, anh té ngửa kịch bản đó là của công ty anh và công ty ABC đã dựa vào đó để tự tổ chức. Có lẽ để tiết kiệm ít chi phí nếu phải thuê đối tác làm dịch vụ.
Họ có biết không, kịch bản đó là trí tuệ, là kinh nghiệm và sức lực của cả một đội ngũ, mà con người thì không thể sống bằng hít không khí và uống nước lã được, công ty của anh vẫn phải đóng thuế, trả tiền thuê văn phòng, lương…, lấy gì để tồn tại nếu “bị cướp” như vậy?
Anh kể cho tôi nghe và chỉ cười trừ và bảo: “Số lượng đó ít em à nhưng nó thể hiện cái tính khôn lỏi của bộ phận người Việt”.
Tôi cũng kể anh nghe câu chuyện kinh doanh của tôi. Tôi có làm mảng có liên quan đến thiết kế, thi thoảng có khách hàng yêu cầu tôi lên nhiều thiết kế mẫu để họ lựa chọn. Thời gian đầu, tôi cũng chăm chỉ, cố gắng lắm, chăm sóc khách hàng sao cho thật tốt. Có những khách hàng tôi thiết kế đến 5 – 7 mẫu, đa số là tốt đẹp cả. Thế nhưng, bị vài vố đau tương tự như anh, có vài khách hàng sau khi nhận file thiết kế thì “lặn tăm” luôn, bảo không còn nhu cầu nữa…
Thế là tôi đi tìm giải pháp, tôi chỉ nhận thiết kế mẫu và có thu phí làm mẫu, nếu khách hàng chấp nhận tiến hành sản xuất đơn hàng bên tôi thì sẽ trừ chi phí thiết kế mẫu ra khỏi đơn hàng (là free thiết kế vậy).
Với nguyên tắc này, hợp đồng nào tôi chắc hợp đồng đó và cũng không ít khách hàng liên hệ, sau khi nghe nguyên tắc này, họ bỏ rơi tôi. Nhưng không sao, tôi cần là cần khách hàng có uy tín, vì tôi làm việc uy tín, tôi không cần những kẻ kinh doanh khôn lỏi, thiếu uy tín."
Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên mà Giupbankinhdoanh chia sẻ sẽ giúp bạn rút ra cho bản thân bài học gì đó có giá trị với công việc kinh doanh hiện tại của bạn.[/tintuc]

Zalo : 0983.131.528
1
Bạn cần hỗ trợ?