[tintuc]Không chỉ giới hạn ở một khu vực bán hàng, kinh doanh online mang lại hệ thống tệp khách hàng rộng khắp cả nước và quốc tế. Vậy liệu mở Web bán tạp hóa online liệu có thành công trong năm 2020 ?Bài viết sau Giupbankinhdoanh sẽ giải đáp triệt để cho bạn tất tần tật những thông tin cần thiết cho bạn.

Kinh doannh online đang trở thành xu thế tất yếu của thị trường hiện nay không chỉ nhờ tính tiện lợi, nhanh chóng. Kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa Online cũng là 1 mô hình kinh doanh tiềm năng và mới mẻ trong tương lại.

I. Cửa Hàng Tạp Hóa Online Là Gì?

Kinh doanh cửa hàng tạp hóa online có hình thức cơ bản giống với cửa hàng, siêu thị tạp hóa thông thường. Cửa hàng online cũng nhập hàng hóa mẫu mã buôn bán các mặt hàng giống cửa hàng truyền thống tuy nhiên địa điểm kinh doanh lại là ở trên nền tảng internet mạng toàn cầu.

Khách hàng mua hàng sẽ truy cập vào giang hàng của bạn trên website hay một bên sàn thương mại, mạng xã hội thứ ba như Shopee, Tiki, Facebook, Zalo...Khách hàng sẽ xem quyết định mua và tiến hành đặt hàng trực tiếp trên hệ thống gian hàng online. Hàng hóa được đóng gói và vận chuyển đến địa chỉ khách hàng yêu cầu.

Đối với hàng hóa online người bán phải cung cấp thông tin, quảng cáo sản phẩm hoàn toàn bằng hệ thống mạng internet. Kinh doanh cửa hàng tạp hóa online có những thuận lợi và khó khăn khác nhau. Tuy nhiên với sự phát triển tất yếu của công nghệ và xu hướng thời đại 4.0 khách hàng hướng tới lựa chọn hình thức mua hàng ti

II.Cách Kinh Doanh Cửa Hàng Tạp Hóa Online Hiệu Quả

1. Tiếp cận khách hàng online

Kinh doanh tạp hóa online thành công điều đầu tiên là tiếp cận và xác định được đối tượng khác hàng. Lượng khách hàng vô cùng dồi dào bạn có thể lựa chọn sản phẩm kinh doanh và quyết định quảng cáo cửa hàng của bạn ở các kênh phương tiện khác nhau. Không chỉ tạo hiệu ứng tiếp cận với khách hàng sẽ mang lại nhiều cơ hội bán hàng hơn cho cửa hàng của bạn.
Ngoài kênh chính thức của cửa hàng bạn có thể tận dụng sử dụng các phương tiện mạng xã hội, mỗi quan hệ từ người thân gia đình để nhờ quảng cáo cửa hàng tới nhiều người hơn. Hiện nay các ứng dụng mạng xã hội có nhiều người tham gia mà bạn có thể tiếp cận khách hàng bao gồm Facebook, Zalo, Instagram, Pinteret, Youtube...Các sàn thương mại điện tử có lượt truy cập lớn như Shoppee, Tiki, Sendo, Lazada...

Ngoài việc quảng cáo cửa hàng tại các bên thứ ba bạn nên tạo dụng một website của riêng bạn để tự do trong việc quản lý hàng hóa. Tạo độ an toàn cho cửa hàng của bạn, tăng tính chuyên nghiệp, uy tín cho thương hiệu kinh doanh đối với khách hàng.

2. Cung cấp các mặt hàng độc đáo

Trước khi bắt tay vào việc kinh doanh cửa hàng tạp hóa bạn cần xác định đối tượng mà bạn sẽ phục vụ. Bạn muốn kinh doanh nhắm đến độ tuổi nào? giới tính? khu vực? đặc điểm tiêu dùng...

Sau khi xác định được đối tượng khách hàng bạn có thể tiến hành tìm kiếm hàng hóa kinh doanh dựa vào xu hướng, mục đích tìm kiếm bạn có thể lựa chọn các mẫu hàng có tính phổ biến hay hàng hóa độc ít đơn vị kinh doanh.
Mỗi nhóm ngành lại có những phương thức kinh doanh khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm hàng hóa bạn có thể đưa ra các kế hoạch, chính sách phù hợp cho cửa hàng online của mình. Lập kế hoạch chi tiết đem lại hiệu quả và giúp việc bán hàng của bạn trở lên dễ dàng hơn.

3. Quảng cáo là điều không thể thiếu

Dù kinh doanh theo hình thức nào thì cũng có rất nhiều đối thủ cạch tranh. Không giống với cửa hàng truyền thống bán hàng online đòi hỏi có những cách thức quảng cáo và tiếp thị riêng biệt để quyết định thành bại. Muốn nổi bật với các đối thủ hay thu hút chú ý của khách hàng bạn cần phải đầu tư vào quảng cáo tiếp thị online.
Quảng cáo mang lại nhiều lợi ích cho cửa hàng của bạn như tăng khả năng tiếp cận khách hàng, cơ hội bán hàng tăng cao. Thiết lập kế hoạch quảng cáo chuyên nghiệp liên tục tạo dựng hình ảnh thương hiệu ấn tượng, uy tín sẽ tăng khả năng thu hút chú ý của khách hàng cho sản phẩm của bạn.

4. Chương trình ưu đãi hấp dẫn

Sau khi đã tiếp cận được tệp khách hàng bạn cần phải thường xuyên áp dụng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng. Các chương trình khuyến mãi là bước đi quan trọng giúp bạn giữ chân khách hàng, tạo được hứng thú khiến khách hàng quay lại vào những lần tới. Ngoài ưu đãi về sản phẩm như giảm giá, tặng kèm bạn có thể sử dụng hình thức ưu đãi về vận chuyển, đổi trả, tích điểm, đa dạng phương thức thanh toán, tặng quà sinh nhật...

5. Chất lượng sản phẩm tốt

Khi mở cửa hàng tạp hóa online khách hàng sẽ không thể trực tiếp xem hàng hóa lựa chọn so sánh trực tiếp vì vậy nhiều đối tượng khách hàng không yên tâm khi mua hàng hóa online. Vì vậy bạn cần phải xác định đánh giá chất lượng hàng hóa trước khi quyết định bán cho khách hàng. Hàng hóa có chất lượng tốt hài lòng khách hàng sẽ là yếu tố quyết định để khiến khách hàng quay lại vào những lần sau.

6. Nên sử dụng ảnh thật của sản phẩm

Bán hàng online yếu tốt quyết định để khách hàng mua sản phẩm của bạn chính là hình ảnh sản phẩm mà bạn đăng lên. Cho dù hàng hóa có hình thức không đẹp nhưng bạn luôn cần phải sáng tạo để làm tăng tính hấp dẫn, hứng thu cho khách hàng bằng cách trang trí, phông nền, hiệu ứng ánh sáng nhằm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm của mình.
Bạn cũng nên tự chụp không nên lấy hình ảnh của cửa hàng khác để tăng thêm tính cạnh tranh và tạo được bản sắc riêng cho cửa hàng, thương hiệu của bạn. Đồng bộ hình ảnh cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn tao được một website chuyên nghiệp thu hút với khách hàng.

Kinh doanh cửa hàng Online đang là xu hướng tất yếu của xã hội đây là hình thức kinh doanh tiềm năng và nhiều cơ hội phát triển cho chủ đầu tư. Với những thông tin trên của Giupbankinhdoanh chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi " Mở Web bán tạp hóa online liệu có thành công trong năm 2020 ?" rồi nhỉ. Hy vọng Giupbankinhdoanh đã cung cấp được thêm kiến thức cho bạn đọc đang có ý định mở một cửa hàng online cho riêng mình.[/tintuc]

[tintuc]Thời buổi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc bán mỹ phẩm online trên Facebook càng ngày trở nên đơn giản mà hiệu quả lại rất cao, mang về nhiều lợi nhuận cho người kinh doanh. Nhận thức được cơ hội to lớn này, Giupbankinhdoanh Sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ kinh nghiệm bán hàng online trên facebook, giải đáp cho tất cả mọi người xem bán mỹ phẩm online như thế nào cho hiệu quả nhất?

Kinh doanh mỹ phẩm Online trên Facebook là ngành hái ra tiền hiện nay. Tuy nhiên, hiện tại Giupbankinhdoanh nhận thấy nhiều người chưa biết cách kinh doanh mỹ phẩm và đang làm theo bản năng, không có nền tảng thế nên hiệu quả chưa cao. Trong phạm vi bài chia sẻ này chúng tôi xin gửi đến các bạn một số kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm online trên Facebook cho những người mới bắt đầu.

I. Bán Mỹ Phẩm Online Như Thế Nào ?

Những người mới bắt đầu kinh doanh thường hay làm việc ngẫu hững không có kế hoạch dẫn đến khi không bán được dễ bị nản và bỏ cuộc. Cần phải biết kinh doanh nói chung và bán mỹ phẩm online nói riêng là một công việc lâu dài chứ không phải một sớm một chiều. Vì thế cần cần có một kế hoạch để kinh doanh thành công. Đầu tiên chúng ta cần đưa ra được cho mình một chiến lược đi phù hợp với sản phẩm. Nhưng để đưa ra được chiến lược bạn cần phải phân tích những yếu tố.

1. Sản phẩm

Sản phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến cách bạn đi như thế nào. Bạn cần phải hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của nó so với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trước.
2. Đối thủ

Tìm hiểu xem hiện tại có bao nhiêu đối thủ bán mỹ phẩm online có cùng mặt hàng gần giống với bạn. Từ đó nghiên cứu từng đối thủ một xem thử họ có điểm mạnh, điểm yếu nào? Nếu được hãy biến điểm yếu của họ thành điểm mạnh của mình. Hãy tạo ra sự khác biệt để khách hàng có một lý do nên mua sản phẩm của bạn chứ không phải của đối thủ.

Nghiên cứu từ 3- 5 đối thủ mà bạn cảm thấy họ mạnh nhất. Những điểm yếu của đối thủ bạn có thể khắc phục như là: Giá cả, dịch vụ (giá ship, cam kết… )

3. Khách hàng mục tiêu

Dựa trên 2 vấn đề đã phân tích ở trên để dần hình dung ra khách hàng mục tiêu để bán mỹ phẩm online. Việc xác định khách hàng cực kỳ quan trọng. Nó ảnh hưởng nhiều tới cách bạn kinh doanh như thế nào. Từ nội dung bài viết cho đến cách chạy quảng cáo, cách tư vấn. Vậy thì đối tượng bạn có thể nhắm tới là dân công sở hay người có thu nhập cao một xí Lúc này nội dung bán hàng bạn không thể viết theo kiểu giá rẻ được. Mà phải đánh mạnh vào điểm khác biệt của chất lượng và chất lượng dịch vụ. Các yếu tố xác định khách hàng mục tiêu :

  + Nơi sinh sống (Vị trí)
  + Tuổi
  + Giới tính
  + Công việc
  + Sở thích
  + Hành vi

II. Kinh Nghiệm Bán Hàng Online Trên Facebook

Để có thể bán hàng trên Facebook, bạn cần sử dụng 3 kênh tiếp cận khách hàng như sau:

1. Bán hàng trên Facebook cá nhân

Sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bán hàng là một cách làm khôn ngoan và thường được những người mới tập kinh doanh sử dụng . Khách hàng sẽ tin tưởng bởi những gì bạn đăng lên là người thật việc thật. Khi có thắc mắc gì đến sản phẩm họ cũng sẽ biết phải kết nối với ai để hỏi.
Hiện tại có nhiều người đang tận dụng tài khoản Facebook cá nhân để bán hàng rất hiệu quả và từ đó thu về nhiều lợi nhuận. Họ liên tục chia sẻ thông tin,kiến thức hữu ích về sản phẩm và chăm sóc khách hàng tiềm năng nằm trong danh sách bạn bè. Ngoài ra còn liên tục tương tác qua lại với khách hàng như like – comment – share để tạo mối quan hệ.

Tuy nhiên, quan trọng nhất bạn phải cho khách hàng thấy bạn là người thật. Bạn cũng có đời sống cá nhân như những người khác, có friends, có đăng ảnh sống ảo các kiểu và có sự tương tác. Đừng để khách hàng vào Facebook của bạn mà chỉ toàn thấy bài đăng về mỹ phẩm, họ sẽ nghi ngờ đây là tài khoản giả mà bạn tạo ra vì mục đích kết bạn để bán hàng.

Một mẹo nho nhỏ khi tương tác với khách hàng là khi add friends được với khách hàng, khi tới sinh nhật của họ sẽ có 1 thông báo của Facebook báo cho bạn biết. Và lúc này bạn sẽ tận dụng cơ hội này để dành lời chúc đến quý khách hàng. Mình dám chắc bạn sẽ gây được ấn tượng với khách hàng.

Hầu hết những người mới tập bán mỹ phẩm online đều đang đăng sản phẩm lên trên Facebook cá nhân vì nó nhanh, dễ dàng, tiện lợi như đang đăng trạng thái bình thường. Và quan trọng nhất nó FREE.

Tuy nhiên,cái gì cũng sẽ có ưu nhược điểm hết và bây giờ mình sẽ chỉ ra cho bạn thấy lợi – hại của việc bán hàng trên Facebook cá nhân là như thế nào!

– Ưu điểm:
+ Đăng sản phẩm tiện lợi, bạn bè sẽ thấy ngay
+ Ít các thao tác, không cần biết nhiều kiến thức về tạo hay quản trị trang Fanpage
+ Chỉ cần 1 cái smartphone là có thể bán hàng được rồi.

– Và tất nhiên, kèm theo đó sẽ có khá nhiều nhược điểm:

+ Bị giới hạn đối tượng khách hàng: Những người nhìn thấy bài đăng sản phẩm trên Facebook của bạn hầu hết là bạn bè, người thân mà bạn đã add friend. Chưa chắc gì đó là những người có nhu cầu về sản phẩm bạn đang bán. “Người bán thì phải có kẻ mua” nhưng giờ đây chỉ có bạn bán mà không có ai mua thì sao đây?

– Không tiếp cận được đúng khách hàng tiềm năng: Nếu bạn liên tục đăng bài giới thiếu sản phẩm thì có thể đem sự phiền phức cho bạn bè, người thân trong friendlist.
Khó tạo được thương hiệu bền vững vì thiếu nhiều công cụ giúp bạn quản lý, không tích hợp được nhân viên vào để phụ quản lý trong trường hợp bạn bán được nhiều đơn hàng …

3. Bán hàng trên Fanpage Facebook

Đây là cách bán hàng khá hiệu quả và nhiều người đang chuyển bán từ Facebook cá nhân sang Fanpage. Ưu điểm cực kỳ lớn của Fanpage là bạn có thể tiếp cận được đúng đối tượng mà mình mong muốn. Vì đối với Fanpage, bạn có thể chạy quảng cáo trên Facebook để mang sản phẩm đến nhiều khách hàng tiềm năng.
Chưa hết, đối với Fanpage, bạn sẽ tận dụng được khả năng nhắc nhở khách mua hàng bằng Remarketing trên Facebook. Mình cực kỳ ấn tượng với chức năng này, vì khi bạn remarketing thì tỉ lệ mua hàng luôn rất cao

III. Tìm Kiếm Khách Hàng Tiềm Năng Trên Facebook

Sau khi đã xác định được là sẽ kinh doanh mỹ phẩm online trên Facebook cá nhân hay Fanpage thì việc tiếp theo là bạn sẽ tìm khách hàng như thế nào để họ kết nối với bạn

Mỗi kênh bán hàng đều có cách kết nối với khách hàng khác nhau

– Facebook cá nhân: khách hàng phải đồng ý add friends
– Fanpage: khách hàng phải like trang Fanpage

Dựa trên 2 mục tiêu đó, chúng ta sẽ bắt tay vào thực hiện kế hoạch để kết nối với khách hàng.

1. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng từ Facebook cá nhân

Vấn đề đặt ra, làm sao tìm đúng khách hàng tiềm năng và gửi yêu cầu kết bạn. Và cuối cùng tỷ lệ chấp thuận kết bạn phải đạt cao nhất?

– Có 2 cách để khách hàng kết nối với bạn:

+ Bạn chủ động đi tìm và kết bạn với họ.
+ Được chia sẻ từ người quen, có thể trường hợp này khách hàng sẽ tự gửi yêu cầu kết bạn

– Nếu bạn đặt mình vào vai trò của khách hàng, bạn sẽ đồng ý kết bạn của một người như thế nào?

+  Avatar (Ảnh đại diện) là người thật, rõ ràng và nhớ tuyệt đối không lấy ảnh sản phẩm làm avatar. Để ảnh đại diện hiển thị chuẩn nhất thì kích cỡ của nó là hình vuông (300 x 300, 400 x 400 …)
+ Ảnh bìa bạn có thể ảnh sản phẩm, hoặc thương hiệu của shop/doanh nghiệp như tài khoản Facebook của mình. Kích cỡ ảnh cover là 851 x 315 pixel.

Trên tường bạn đăng nội dung hữu ích về sản phẩm xen kẽ hình ảnh hoạt động hằng ngày của bạn (selfile, vui chơi …) Ngoài ra để tạo lòng tin thì có thể xen kẽ là các bài viết chia sẻ sản phẩm, feedback khách hàng. Nếu bạn tự tin thì livestream sản phẩm là cách rất tốt để tương tác với khách hàng. Và nhớ khi đăng ảnh thì hình ảnh đó phải ĐẸP và SẠCH SẼ.

- Tìm khách hàng tiềm năng ở đâu để gửi kết bạn ?

Cái này cần bạn có một tư duy về nghiên cứu khách hàng và chịu khó mày mò. Bạn hãy suy nghĩ xem khách hàng của bạn ở đâu? Cách mọi người vẫn thường làm đó là: tham gia vào các nhóm Facebook mà có khách hàng tiềm năng của bạn trong đó, và gửi yêu cầu kết bạn cho các thành viên của nhóm.
Về mỹ phẩm bạn có thể tìm trong các group như: Tâm sự Eva, Mẹ và bé …
2. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng từ Fanpage Facebook

Fanpage có tính năng quảng cáo rất hay và bạn có thể tận dụng tính năng này để có tiếp cận đến khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên bạn phải trả phí để có thể bắt đầu quảng cáo trên Facebook.

Có nhiều bạn mới chưa có kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm online, đã đi mua like cho Fanpage, mình nói thật bạn chỉ tốn tiền chứ số like chỉ là con số cho đẹp. Mà nếu để mua like để bán hàng hiệu quả thì những người like trang đó phải đúng khách hàng thật sự có nhu cầu thì mới giá trị. Nhưng để có được những like đó thì rất khó và chi phí cao.

Nhiều khi Fanpage của bạn có nhiều like nhưng số đơn hàng không có bao nhiêu, có khi lợi nhuận còn không bù lại được tiền bạn bỏ ra mua like nữa. Vì thế nên mình vẫn khuyên bạn nên để số tiền mua like đó dùng chạy quảng cáo trên Facebook để tìm kiếm khách hàng tiềm năng thì sẽ có ích hơn..[/tintuc]

[tintuc]Ở bất kể ngành nghề nào đi chăng nữa, kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh luôn là chìa khóa quan trọng nhất dẫn đến thành công. Dù bạn đã kinh doanh lâu năm, có vị thế trên thương trường, hay chỉ mới bắt đầu kinh doanh thì việc trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp cụ thể về kinh doanh luôn luôn cần thiết. Hãy nắm gọn những cách để nâng cao kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh của mình mà Giupbankinhdoanh chia sẻ ngay trong bài viết này nhé.

Trên thương trường, khách hàng luôn là thách thức lớn buộc các doanh nghiệp phải chinh phục. Biến thách thức đó thành cơ hội, đọc được tâm lý, nhu cầu của khách hàng bạn sẽ hiểu và nắm rõ được thị trường, khi đó, thành công sẽ sớm gõ cửa bạn.

1. Chú ý tới ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể là điều đầu tiên bạn cần cho kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh. Có thể bề ngoài của bạn không xinh đẹp, hấp dẫn nhưng tuyệt đối không thể lôi thôi, qua quýt trong cách ăn mặc khi gặp khách hàng. Ngoài vấn đề trang phục, bạn cũng cần chú ý đến phong thái trong khi nói chuyện, cách đi lại, biểu cảm của khuôn mặt… Tất cả những cử chỉ rất nhỏ đó lại là vấn đề mấu chốt cho việc mở đầu cuộc trao đổi được thuận lợi.

2. Nói với giọng nhiệt tình, quyết đoán

Nói lí nhí là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Nếu là người nói chậm, bạn nên luyện tập cách nói to, nhanh và dứt khoát hơn. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ ràng, khẳng khái.
3. Chuẩn bị trước cho buổi thảo luận

Trong kinh doanh, đối tác hay khách hàng đều cần sự chính xác và rõ ràng, vì vậy bạn phải có sự chuẩn bị trước về nội dung sẽ thảo luận để không làm lãng phí thời gian khi đàm phán. Bên cạnh những thông tin về doanh nghiệp, dự án của bạn và đối tác, bạn hãy chuẩn bị thêm những câu hỏi bạn còn chưa rõ về khách hàng và chuẩn bị trước những câu hỏi kèm câu trả lời mà khách hàng có thể sẽ đề cập. Việc làm này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc đàm phán với đối tác của mình và cũng giúp cho đối tác đánh giá cao về sự chuyên nghiệp của bạn.

4. Nụ cười thân thiện

Một cuộc đàm phán nghiêm túc không cần thêm gương mặt nghiêm nghị và dễ gây căng thẳng. Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh cơ bản là bạn luôn nở nụ cười và giữ thái độ thân thiện. Cách làm này sẽ giúp cho bạn dành được thiện cảm của đối tác và cũng giúp cho cuộc trò chuyện suôn sẻ hơn.

5. Sử dụng ngôn từ chuẩn mực và chính xác

Như đã đề cập ở trên, kinh doanh cần sự rõ ràng, minh bạch. Do đó, ngôn ngữ sử dụng trong kinh doanh cũng cần có chuẩn mực và chính xác. Bạn không nên nôn nóng, thể hiện bản thân quá nhiều. Thay vào đó, một thái độ từ tốn và tự tin sẽ giúp bạn “ghi điểm” vơi đối tác hơn.
6. Biết lắng nghe

Dù bạn là người chủ trì cuộc trò chuyện hay không thì kỹ năng lắng nghe luôn được đề cao trong mọi cuộc trao đổi, đặc biệt là khi làm việc với khách hàng. Bạn không nên dành phần nói quá nhiều mà cần phải lắng nghe ý kiến của đối phương để biết ý kiến và mong muốn của họ. Điều đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối tác mà còn giúp bạn có thêm thông tin từ phía bên kia.

Một cuộc đàm phán thành công là khi cả hai bên đều đạt được những thỏa thuận có lợi. Nên nhớ, đừng tham lam vì muốn tối ưu hóa lợi ích của bạn và công ty mà khiến đối tác/ khách hàng không hài lòng. Bạn sẽ không thể duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài nếu giữ tư duy làm giàu kiểu tiểu thương, manh mún.

7. Thể hiện sự tôn trọng đối tác

Tôn trọng đối tác nghĩa là bạn phải dành hết sự tập trung cho câu chuyện và quan sát, lắng nghe họ. Ngay cả khi có chuyện gấp với một đối tác khác, bạn cũng không nên nói chuyện với cặp mắt liên tục đảo xung quanh hoặc có những hành động, lời nói không đi vào trọng tâm của buổi trao đổi. Nếu thực sự có công việc khẩn cấp, hãy xin phép một cách lịch sự để giải quyết những vấn đề trước mắt.

8. Kiên định quan điểm

“Khách hàng là thượng đế”, tôn trọng và đặt khách hàng lên trên hết là điều cần thiết để bạn thuyết phục họ, nhưng đó không có nghĩa là bạn chấp nhận nhường nhịn một cách thái quá, có thể gây bất lợi cho công ty của chính mình. Được lòng khách hàng nhưng lại “mất điểm” với công ty, rõ ràng là bạn không hề có lợi khi để xảy ra tình trạng này. Đó là chưa kể việc thay đổi quan điểm đàm phán có thể khiến khách hàng/ đối tác nghi ngờ về uy tín công ty hay chất lượng sản phẩm mà bạn đang giới thiệu.

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn nên kiên trì với quan điểm của mình. Những khách hàng thông minh sẽ chọn đối tác có chính kiến, kiên định quan điểm chứ không bao giờ chọn đối tác dễ thay đổi.

9. Làm chủ cảm xúc khi giao tiếp với khách hàng

Một trong những kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh quan trọng là làm chủ cảm xúc của mình. Khi tiếp xúc với khách hàng bạn hãy luôn nhắc nhở bản thân phải kiểm soát cảm xúc, tránh để cảm xúc chi phối cuộc trò chuyện. Bởi khi đó, bạn sẽ rất dễ đưa ra những hành vi mất kiểm soát, có thể gây ấn tượng xấu về hình ảnh công ty.

10. Tạo sự thân mật

Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn. Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra cứng rắn khi cần thiết và không nên liên tục ngắt lời đối phương.

Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh không khó nhưng bạn cũng đừng nên xem nhẹ nó, vì mỗi lời nói hay hành động của bạn đều đại diện cho uy tín của doanh nghiệp. Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể hiểu thêm về phương pháp giao tiếp trong kinh doanh và áp dụng vào công việc của mình. Chúc bạn thành công![/tintuc]

[tintuc]Nếu bạn là một người trẻ tuổi nhưng thấy chán ngán công việc lặp đi lặp lại hàng ngày, bạn cần tìm cho mình một ý tưởng để có thể bắt đầu tự kinh doanh. Hãy nắm lòng 10 Kỹ năng kinh doanh cho các bạn trẻ học năm 2020 mà Giupbankinhdoanh sẽ chia sẻ ngay trong bài viết này nhé.

Trong tương lai gần, các hệ thống và máy móc thông minh sẽ tự động hóa nhiều công việc, thay đổi bản chất những kĩ năng có nhu cầu cao.Những công nghệ xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo các giá trị, xã hội thông minh và các kĩ năng về phương tiện truyền thông mới sẽ là những kĩ năng quan trọng của nhân viên.

Thông thường, khi mới bắt đầu kinh doanh bạn sẽ có một số lượng rất nhỏ nhân viên (nếu có) điều này có nghĩa là bản thân bạn sẽ phụ trách phần lớn công việc. Do đó để vận hành suôn sẻ, đòi hỏi bạn cần phải có những kỹ năng kinh doanh cơ bản.

Dưới đây là trích dẫn từ chương trình Top Ten Online Colleges cho thấy những kĩ năng công việc trong kinh doanh được đánh giá là quan trọng nhất trong năm 2020:

1. Cảm thụ

Có khả năng hiểu rõ nghĩa hay sự quan trọng của vấn đề

2. Xã hội thông minh

Có khả năng kết nối trực tiếp với mọi người, hiểu rõ những hành động của nhau

3. Tư duy mới

Thông suốt trong tư duy, phát triển giải pháp và đối phó với những luật lệ cũ

4. Khả năng làm việc đa văn hóa

Có khả năng làm việc trong những nền văn hóa khác nhau

5. Tư duy tính toán

Khả năng chuyển đổi lượng lớn dữ liệu vào những khái niệm trừu tượng và khả năng hiểu vấn đề dựa trên lý luận.

6. Kỹ năng với những phương tiện truyền thông mới

Có khả năng đánh giá và sử dụng các loại hình truyền thông mới và tận dụng những loại hình này để tăng tính thuyết phúc trong giao tiếp.

7. Liên ngành

Có khả năng hiểu các khái niệm liên ngành.

8. Xây dựng nhận thức

Có khả năng diễ tả và xây dựng nhiệm vụ & quy trình làm việc cho những kết quả đặt ra

9. Quản lý nhận thức

Có khả năng phân loại và chọn lọc những thông tin nào là quan trọng và hiểu cách làm thế nào để tối đa hóa khả năng nhận thức.

10. Cộng tác ảo

Khả năng tăng hiệu suất làm việc, chủ động trong các cuộc họp và xác minh sự hiện diện của các thành viên trong các buổi họp thông qua hệ thống.
Ngoài những kỹ năng trên, bạn cũng nên trau dồi thêm những kỹ năng quan trọng dưới đây nữa :

 - Quản lý dự án : Điều này liên quan đến việc xác định mục tiêu kinh doanh, vận hành, quản lý và đảm bảo mọi thứ đi đúng tiến độ ban đầu đã định ra. Ngoài những kiến thức quản lý dự án bạn may mắn được học, thì việc dành thời gian để tìm hiểu nghiên cứu cũng là điều cần thiết bạn nên làm.

 - Kỹ năng về kế toán : Bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về khả năng dự toán, khả năng quản lý thu chi và hoàn thành các báo cáo cuối năm cho riêng mình. Bạn cần phải nắm vững những nguyên tắc về lợi nhuận, dự báo ngân lưu, để đảm bảo đầu tư và cung cấp cho công ty bạn một khuôn khổ vững chắc để phát triển.

 - Kỹ năng lãnh đạo : Nếu bạn có ý định khởi nghiệp, nếu bạn là chủ một doanh nghiệp, thì kỹ năng lãnh đạo sẽ là một kỹ năng chính cần phải có.

+ Bạn phải có khả năng thúc đẩy và kích thích nhân viên của bạn để có thể khuyến khích họ tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
+ Sự thành công của công ty bạn sẽ phụ thuốc rất nhiều vào tinh thần và năng suất làm việc của lực lượng lao động, do đó công việc của bạn là phải đảm bảo rằng họ đang ở mức tốt nhất.
+ Lãnh đạo không phải gắn liền với sự độc đoán, mà thay vào đó bạn cần phải chuẩn bị để lắng nghe những mối quan tâm và những lời đề nghị từ nhân viên của bạn.

 - Kỹ năng trình bày : Tại một số thời điểm khi bắt đầu kinh doanh, hầu như chắc chắn bạn sẽ phải đứng trước nhân viên của mình và thực hiện thao tác “trình bày”. Đây có thể là sự cân nhắc về những nhà đầu tư tiềm năng, khách hàng tiềm năng, hay chỉ là những chia sẽ dành riêng cho nhân viên của bạn.

  - Kỹ năng bán hàng : Khi mới khởi nghiệp, hầu như bạn sẽ tự mình làm mọi thứ và việc bán hàng cũng không ngoại lệ, nhưng làm sao để bán hàng hiệu quả thì luôn đòi hỏi những kỹ năng độc đáo.

Hy vọng những thông tin mà Giupbankinhdoanh đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn thật nhiều trên con đường kinh doanh thành công của minh. Nếu cần bất kì hỗ trợ về giải pháp kinh doanh Online hiệu quả, hãy liên hệ với chúng tôi nhé.[/tintuc]

[tintuc]Trước khi khởi nghiệp, các startup cần phải có chiến lược cụ thể và đúng đắn. Đây là điều rất quan trọng khi một doanh nhân bắt đầu xây dựng cơ nghiệp. Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ chịu trách nhiệm cho sự thành công của một doanh nghiệp.

Chiến lược quyết định cách thức mà nhóm đảm bảo tài chính cho hoạt động nghiên cứu, các chỉ số quan trọng mà nhóm cần tập trung, và bước đi tiếp theo sau khi đạt được các chỉ số đó. Có một chiến lược đúng đắn đóng vai trò như một ngọn hải đăng, chỉ dẫn đội ngũ về những ưu tiên trong hiện tại và tương lai.

Giupbankinhdoanh sẽ gợi ý cho bạn 5 chiến lược kinh doanh đúng đắn giúp kinh doanh để cho Startup vượt qua những năm đầu khởi nghiệp, có thể tồn tại trước khi phát triển.

1. Nghề tay trái — Trường kỳ kháng chiến

Ban đầu chiến lược này được đặt tên là Bootstrapping do nhấn mạnh vào yếu tố tự chủ về tài chính. Các doanh nghiệp theo chiến lược này sẽ tìm cách duy trì một luồng doanh thu ổn định, có thể bởi một mô hình kinh doanh truyền thống (proven Biz model), hoặc bởi một mô hình kinh doanh mới nhưng không có khả năng tăng trưởng lớn. Lợi nhuận từ các hoạt động này sẽ được bù đắp cho chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm cốt lõi của startup.

Cách thức phổ biến nhất là các thành viên trong startup thực hiện công việc freelance, các startup trong lĩnh vực công nghệ thông tin có thể thực hiện outsourcing, hoặc thậm chí các founder có thể duy trì một công việc partime. Phần lớn các hoạt động kinh doanh này đều có liên quan 1 phần tới mô hình kinh doanh, ý tưởng khởi nghiệp mà startup đang theo đuổi. Tuy nhiên, có thể 1 số hoạt động “tay trái” này lại có thể quá xa vời và không đem lại insight về ngành.

 - Ưu điểm của chiến lược này là startup có thể tự chủ về tài chính, tốc độ đốt tiền sẽ chậm hơn so với việc dồn cả team vào sản phẩm lõi. Chiến lược này giúp startup có khả năng tự chủ cao (do không có các nhà đâu tư ngòai), từ đó có thể tự do thử nghiệm và tối ưu mô hình kinh doanh trước khi gọi vốn từ các quỹ đầu tư. Một ưu điểm khác của chiến lược này là đội ngũ startup có cơ hội làm việc với các khách hàng và tích lũy hiểu biết về ngành.

 - Nhược điểm của chiến lược này là nhóm không thể tập trung hoàn toàn vào ý tưởng của mình, bị phân tán nguồn lực cho các hoạt động không trọng yếu. Điều này có thể làm suy giảm nghiêm trọng hiệu suất làm việc của nhóm và ảnh hưởng tới tinh thần của đội ngũ. Bên cạnh đó, một đội ngũ phải làm việc kiếm tiền để rồi phần lợi nhuận phải chuyển cho bộ phận khác trong thời gian dài cũng có thể tạo ra tác động tiêu cực về mặt động lực và kỳ vọng của các thành viên.

2. MSP — Chiến lược bán sớm

Các startup theo đuổi chiến lược này tìm cách tung ra 1 sản phẩm/dịch vụ đem lại doanh thu sớm nhất có thể (Minimum Saleable Product). Thay vì theo đuổi một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới và chưa được kiểm chứng, startup sẽ bắt đầu bằng việc tạo ra và cung cấp một dịch vụ/sản phẩm sát nhất với nhu cầu của khách hàng hiện tại, dù rằng mô hình kinh doanh này có thể không mới hoặc khó scale.
Khác với chiến lược nghề tay trái tập trung vào việc kiếm doanh thu để có tiền trang trải cho nghiên cứu sản phẩm lõi, startup theo chiến lược bán sớm tập trung vào việc tạo ra một phiên bản customize hay còn gọi là bản premium của sản phẩm mà họ kỳ vọng trong tương lai. Việc bán sớm có thể không đem lại doanh thu hấp dẫn, nhưng cho phép họ nhận được feedback sớm từ các khách hàng, đánh giá tiềm năng của thị trường. Ngoài ra, nếu làm tốt và may mắn, startup hoàn toàn có thể tự chủ tài chính sớm.

Vấn đề của chiến lược bán sớm là doanh nghiệp có thể tốn nhiều thời gian hơn dự kiến để ra mắt được phiên bản MSP. Doanh thu từ việc bán sớm có khả năng không đủ bù đăp chí phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Nhược điểm thứ 2 của chiến lược bán sớm nằm ở mô hình kinh doanh ở phiên bản MSP có thể khác xa với mô hình kinh doanh kỳ vọng, dù đáp ứng cùng một nhu cầu của khách hàng. Điển hình là các mô hình kinh doanh kiểu nền tảng, phụ thuộc vào network effect. Điều này dẫn tới việc startup có thể không học hỏi được nhiều từ bản MSP.

Bên cạnh đó, việc đáp ứng nhu cầu của 1 số khách hàng VIP có thể tốn nhiều nguồn lực và khiến startup mất đi cái nhìn tổng quan, tầm nhìn về sản phẩm ban đầu. Việc nâng cấp sản phẩm/mô hình kinh doanh từ việc phục vụ cho 1 số ít khách hàng sang phục vụ cho nhóm khách hàng đa số có thể gặp nhiều cản trở do áp lực duy trì mối quan hệ với nhóm khách hàng cũ.

3. Lean — Tối ưu liên tục

Khởi nghiệp tinh gọn được coi phương pháp tiếp cận hàng đầu đối với các startup hiện đại. Phương pháp này coi mọi thành tố của mô hình kinh doanh đặc biệt là tính năng của sản phẩm hay phân khúc khách hàng đều là các giả thiết. Vì thế, công việc chính của các startup là thực hiện các thử nghiệm có tính hệ thống nhằm kiểm chứng các giả thiết này nhằm cải thiện mô hình kinh doanh.
Các startup theo chiến lược lean sẽ tìm cách tung ra 1 phiên bản MVP (Minimum Viable Product) sớm nhất có thể. MVP là một phiên bản cung cấp được tính năng cốt lõi nhất của sản phẩm (ví dụ là thuốc thì phải chữa được bệnh, là máy ảnh thì phải chụp được ảnh). Từ đó, startup sẽ tiếp tục cải tiến sản phẩm dựa trên feedback của khách hàng đối với phiên bản MVP. Theo cách tiếp cận của Lean Startup, các giả thiết về giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng sẽ được kiểm chứng trước (Problem/Solution Fit), sau đó các giả thiết về sản phẩm/ mô hình kinh doanh được chứng minh khi có các khách hàng trung thành (Product/Market Fit), cuối cùng mới là tối ưu kênh

Có thể thấy, mục tiêu hàng đầu của chiến lược Lean startup là thực hiện các thử nghiệm nhanh và hiệu quả nhất có thể bằng việc tung ra các phiên bản rút gọn nhằm cải tiến sản phẩm từ các phản hồi thật của khách hàng. Ưu điểm rõ ràng của phương pháp này là tốc độ tăng trưởng và cải tiến nhanh, các chức năng gắn sát với nhu cầu của người dùng thay vì các giả thiết của đội ngũ sáng lập. Các nhóm theo đuổi Lean Startup cũng có tinh thần hăng say và mức độ tập trung vào sản phẩm lớn.

Tuy nhiên, bù lại các ưu điểm trên, startup phải đối mặt với rủi ro về việc hết nguồn lực trước khi đạt được tới một mô hình kinh doanh bền vững. Thông thường, các startup sẽ phải gọi vốn đầu tư từ bên ngoài sau khi đạt được một số thành tựu nhất định, và đánh đổi bằng cổ phần của mình. Đây là lý do mà các startup thường không theo đuổi chiến lược này hoàn toàn.

Lean startup phù hợp với các nhóm tự tin về khả năng phát triển sản phẩm, có burning rate thấp hoặc vốn ban đầu lớn (đủ khả năng để nuôi team trong vòng 2 đến 3 năm).

Lean cũng được chỉ trích là không hiệu quả khi áp dụng trong các thị trường mà người dùng không thực sự hiểu rõ nhu cầu của mình (ví dụ như ngày thời trang), hoặc cần một quy mô người dùng lớn để đạt được giá trị kỳ vọng (ví dụ viễn thông). Tuy vậy, những lập luận này vẫn đang gây nhiều tranh cãi.

4. Fast Boosting — Growth first

Ban đầu, chiến lược này còn được gọi là chiến lược “nín thở”. Giống như một vận động viên bơi lội, có thể hoàn thành 1 vòng bề chỉ với 1 lần lấy hơi duy nhất.
Có nhiều nét tương tự với chiến lược Lean, tuy nhiên thay vì kiểm chứng tất cả các yếu tố cần thiết, chiến lược Fast Boosting tập trung duy nhất vào các giả thiết tăng trưởng. Tư tưởng lõi của chiến lược này là “Cứ có nhiều người dùng, nhất định sẽ có cách kiếm tiền”. Vì thế, các startup theo đuổi chiến lược này chỉ tập trung vào việc tăng trưởng người dùng và thường bỏ qua các yếu tố về doanh thu, lợi nhuận của mô hình kinh doanh.

Vì mục tiêu tăng trưởng, các startup theo đuổi Fast Boosting thường áp dụng các chiến thuật như Miễn phí, giảm giá, give away, chạy quảng cáo quy mô lớn, tái đầu tư hoàn toàn doanh thu vào các kênh marketing và đáp ứng đơn hàng… Chỉ số quan trọng nhất đối với các startup theo đuổi chiến lược này là COCA (Cost of Customer Acquisition) và tốc độ tăng trưởng người dùng (active).

Theo góc nhìn của cá nhân tác giả, phần lớn các startup theo đuổi chiến lược này đều chết vì hết tiền. Chỉ có một số ít startup có khả năng pivot và tìm ra mô hình thu tiền phù hợp. Phần lớn các mạng xã hội đều theo đuổi mô hình này, và Facebook hay Twitter là những ví dụ hiếm hoi thành công. Các nền tảng như Zalo, Whatsapp, Wikipedia … có lẽ cũng đều theo đuổi chiến lược này. Các nền tảng có lượng người dùng khổng lồ có thể có doanh thu đáng kể từ tiền quảng cáo, một số khác kiếm tiền từ donation của người dùng.

Lời khuyên dành cho các startup là chỉ nên theo đuổi chiến lược này khi tự tin về tốc độ tăng trưởng, sẵn sàng chấp nhận bị mua lại hoặc đã có các ví dụ thành công về khả năng tạo doanh thu khi có lượng người dùng lớn. Một lời cảnh báo là ngay cả với các sản phẩm có người dùng rất lớn như các trang báo điện tử, doanh thu từ quảng cáo có thể vẫn sẽ không đủ để bù đặp cho chi phí vận hành.

5. Money is King — Chiến lược xe lu

Như tên gọi, các startup theo đuổi chiến lược này giải quyết mọi vấn đề bằng tiền. Và vấn đề lớn nhất của họ là làm sao để tiêu tiền hiệu quả. Mặc dù có thể không khả thi với phần lớn startup, đây luôn là chiến lược ưa thích của các startup toàn cầu khi xâm chiếm một thị trường mới. So với chiến lược Fast Boosting, chiến lược này tập trung cao độ vào tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ thị phần, đánh đổi bằng chi phí acquire khách hàng và lợi nhuận trên mỗi khách hàng.
Trong trường hợp mô hình kinh doanh đã được chứng minh, các startup có thể chấp nhận chi một số tiền khổng lồ nhằm chiếm vị trí số 1, thậm chí độc quyền. Sau đó, tạo dựng các rào cản đối với các đối thủ và bắt đầu khai thác thị trường. Chiến lược này đặc biệt hiệu quả trong một số ngành mà “winner take it all”, các hiệu ứng như “network effect” giữ chân người dùng trong các hệ sinh thái và tạo rào cản to lớn cho kẻ đến sau.Có thể thấy rõ ràng việc áp dụng chiến lược trên đối với các startup trong thị trường gọi xe, điển hình là Grab hay Uber. 2 startup này chấp nhận chịu lỗ nhiều năm liền, duy trì một lượng khuyến mại không lồ

Không chỉ thể hiện trong việc chi mạnh cho khuyến mãi, chiến lược Money is King còn thể hiện trong việc đẩy mức lương lên cao nhằm thu hút những nhân sự xuất sắc nhất trên thị trường lao động từ các công ty đối thủ. VinID có thể coi là ví dụ điển hình trong việc áp dụng chính sách này.

Mặc dù có thể nói là một chiến lược cực kỳ khó đối phó, Money is King cũng có những nhược điểm rất rõ ràng. Hiển nhiên, không có doanh nghiệp nào có nguồn tiền vô hạn. Việc tiêu tiền thiếu hiệu quả sẽ làm lãng phí lợi thế này của doanh nghiệp, và cũng chính vì tâm lý có nhiều tiền có thể khiên các nhân viên trong startup không nỗ lực để tối ưu hiệu quả của số tiền bỏ ra.

Thêm vào đó, trong một số thị trường mà mô hình kinh doanh đã rõ ràng như thương mại điện tử, giao đồ ăn, các startup dễ rơi vào cuộc chiến “cắt máu” khi tất cả người chơi đều có lượng vốn khá lớn.[/tintuc]

[tintuc]Ẩm thực đang là lĩnh vực được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp. Nếu bạn mê kinh doanh Online, lại có năng khiếu nấu ăn thì hãy tham khảo ngay bài viết này của nhé! Trong bài viết này Giupbankinhdoanh sẽ chia sẻ tới các bạn những công việc " hốt ra tiền " cho người có khiếu ẩm thực muốn kinh doanh Online đó.

Năm 2020 được dự đoán sẽ mở ra nhiều cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh về lĩnh vực ẩm thực. Với mức chi tiêu cho dịch vụ ăn uống của người Việt không ngừng tăng mạnh và cả sự bùng nổ về du lịch đã cho bạn có quyền hy vọng về tương lai tươi sáng khi quyết định khởi nghiệp từ ẩm thực.

Dưới đây là 5 công việc người có khiếu ẩm thực nên đầu tư nếu muốn kinh doanh Online:

1. Phóng viên, blogger về thực phẩm

Một số người có khiếu ẩm thực may mắn có một niềm đam mê và khả năng đánh giá về thực phẩm, thể hiện chúng thông qua các bài viết của mình. Với vai trò phóng viên giới thiệu về các địa điểm ăn uống thú vị, các món ăn độc đáo… bạn có thể thoải mái thỏa mãn sở thích của mình, gắn niềm đam mê với công việc.
Tuy nhiên, là một phóng viên, blogger thực phẩm ngày nay liên quan đến nhiều vấn đề  hơn là chỉ bao gồm một loạt các chủ đề, chẳng hạn như xu hướng ẩm thực, thị trường nông sản hay một khía cạnh nào đó. Bạn đóng góp một phần trong việc giáo dục và giới thiệu cho những người khác tất cả mọi thứ về thực phẩm.

2. Nhà kinh doanh thực phẩm

Trong suốt lịch sử, một số món ăn tốt nhất đã được sinh ra từ sự kết hợp giữa nhu cầu thiết yếu và sự sáng tạo, điều này cũng đúng với hiện tại. Ngày nay, mọi người đang rất quan tâm đến việc thử nghiệm những thực phẩm mới và có khả năng kinh doanh, đặc biệt là những loại thực phẩm địa phương, mang nguồn gốc hữu cơ, có lợi cho sức khỏe.
Hãy nhớ rằng, việc đưa một món ăn mới ngon, tốt cho sức khỏe ra thị trường có thể là một cách tuyệt vời để bắt đầu sự nghiệp thực phẩm của bạn

3. Người tạo mẫu thực phẩm

Tạo mẫu thực phẩm giúp thực phẩm trông hấp dẫn hơn, có khả năng được bán, ăn và thưởng thức nhiều hơn. Các nhà tạo mẫu thực phẩm làm rất nhiều thứ để khiến thực phẩm trông đẹp mắt bao gồm cả việc sắp xếp, phun sương, đốt, ghim, đánh bóng…


Họ thường làm việc với các nhiếp ảnh gia, diễn viên và nhà sản xuất để sáng tạo và trình bày thực phẩm một cách hấp để đăng thành các bài viết trên báo, tạp chí, các trang quảng cáo hoặc một phần thiết kế. Thù lao cho một ngày làm việc với vai trò người tạo mẫu thực phẩm dao động từ  300 USD đến khoảng 1.200 USD.

4. Giáo viên dạy về thực phẩm

Những người quan tâm đến các món ăn thường tò mò rằng nó đến từ đâu và họ có thể làm các món ăn như thế nào. Đó là lý do tại sao một công việc tuyệt vời cho người có khiếu ẩm thực là trở thành một giáo viên hướng dẫn về các món ăn, đặc biệt là với những người kết hợp sở thích sáng tạo và nấu nướng với các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ.
Khi vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng trở thành ưu tiên quốc gia, việc giáo dục cả trẻ em và người lớn về các đặc điểm của thực phẩm tốt,cách lựa chọn, chế biến món ăn cũng tăng lên theo các cấp bậc khác nhau.

5. Chuyên gia dinh dưỡng

Đối với rất nhiều chuyên gia ẩm thực, các loại đồ ăn, thức uống phải gắn bó chặt chẽ với chế độ dinh dưỡng. Nhưng sự cân bằng sức khỏe không phải luôn luôn dễ dàng đạt được, đặc biệt ngày nay mọi người đang quen dần với thức ăn nhanh và chế biến sẵn được xử lý quá nhiều mà không có đầy đủ chất dinh dưỡng.
Công việc của các chuyên gia dinh dưỡng là để dạy mọi người cách chế biến thực phẩm lành mạnh để mang lại đầy đủ hương vị vốn có của chúng. Có rất nhiều cơ hội cho các chuyên gia dinh dưỡng như làm việc tại các công ty thực phẩm, các doanh nghiệp và cá nhân tìm kiếm cách để ngăn ngừa bệnh thông qua chế độ ăn uống và lối sống.[/tintuc]

[tintuc]Template Blogspot gần đây đang rất hot và được rất nhiều các bạn làm web quan tâm, nhưng vấn đề khi có đầy đủ Theme, data của nó rồi thì lại không biết cách để cài đặt Template Blogspot vào thành trang web hoàn chỉnh. Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách mà có thể add theme cũng như data vào blogspot một các nhanh chóng mà đơn giản nhất. 

Ngoài ra, mình cũng khuyến mãi các bạn cách up bài viết lên đó luôn cho khỏi phải tìm kiếm nhiều.
Cách cài đặt và add theme vào blogspot
Bước 1: Vào blogger chế độ của admin

Giao diện tổng quan của blog

Bước 2: Click Chủ Đề ⇾  Dấu " ⋮ " tại đây nó sẽ hiện ra một cái Popup ⇾ Chọn Chỉnh sửa HTML

Bước 3: Và bạn sẽ thấy khung soạn thảo code của Template Blogspot như bên dưới. Bạn có thể copy code Template của bạn và Paste vào đây sau đó nhấp Lưu mẫu là trang web của bạn sẽ thay đổi giao diện theo.
Có thể dùng lệnh Ctrl + A → blackspace để xóa 
                            Ctrl + V để paste

Như vậy là quá trình add theme cài đặt Blogspot đã hoàn thành. Bạn đã có thể bắt đầu viết Blog hay tạo trang web theo ý của mình.
Giao diện hoàn tất
Cách up bài viết lên blogger
Cũng ở giao diện của admin. Các bạn chọn BÀI ĐĂNG MỚI để bắt đầu viết bài và đăng lên blog
     1. Bài viết về Tin Tức: Những bài giới thiệu về sản phẩm, những thông tin, tin tức về vấn đề liên quan hay những bài chia sẻ về kinh nghiệm hay.
- Cách gõ chữ, nhập nội dung cũng như chèn các kỹ hiệu thì không khác gì mình làm trên Word cả.
- Điều quan trọng nhất là các bạn phải đặt tiêu đề cho bài viết cũng như người thì phải có tên
- Trước khi viết nội dung các bạn nhập mã lệnh
[tintuc]
Nội dung bài 
[/ tintuc] (ở bài viết các bạn ghi liền không có dấu cách nhé)
Kết thúc bài viết Tin Tức

     2. Bài viết về Sản Phẩm: Bài viết để đăng sản phẩm lên bán và khách họ có thể add trực tiếp vào giỏ hàng để thanh toán mua hàng
- Cũng tương tự ở phần bài viết về tin tức, các bạn chỉ cần thay đổi chút mã lệnh vào là ok. Mình demo mã sản phẩm và giá nhé:
 [masp]HT01[/masp] (HT01 là mã sản phẩm)
 [giaban]1.000,000đ[/giaban] (1.000.000 là giá bán hiện tại đã giảm giá)
 [giacu]1.300,000đ[/giacu] (1.300.000 là giá bán ban đầu chưa giảm giá)
 [tinhtrang]Còn hàng[/tinhtrang] (Còn hàng là trạng thái còn hay hết hàng để khách có thể mua)
 [chitiet]
Nội Dung Đoạn Mô Tả Cho Sản Phẩm
 [/chitiet]
Kết thúc bài viết Sản Phẩm

Ngoài ra, khi viết nội dung xong cũng có thêm một số chức năng nâng cao:
  • Nhãn: Dùng để đánh dấu và tạo danh mục cho website của bạn, vì thế bạn không nên lạm dụng nó nhiều nhưng bắt buộc phải có để phân loại bài viết của bạn.
  • Lịch Biểu: Dùng để lên lịch trình bài viết sẵn để gây sự chú ý cho đọc giả . Ngoài ra, nó còn là 1 trick để SEO trang Web của bạn lên top 1 cách nhanh nhất.
  • Liên Kết Cố Định: Blogspot dựa vào tiêu đề bài viết của bạn mà đặt cái link cho thích hợp nhưng nhiều khi bạn không muốn đặt link như thế vì nó quá dài và làm người ta khó nhớ. Okey, vô đây để chỉnh lại theo hướng của bạn. Vậy là bạn đã nghĩ cho người ta, những visitor sẽ truy cập vào web và mang lại tiền cho bạn.
  • Vị Trí: trừ khi là bạn muốn giới thiệu bài viết được sinh ra tại đâu thì chức năng này có lẽ sẽ hữu ích cho bạn.
Một số chức năng phải biết làm:
  • Xem trước : Sau khi bạn đã viết xong bài viết, để có kết quả tốt nhất, trước tiên bạn nên xem thử lại bài viết cho hợp lòng.
  • Xuất bản : Khi mọi thử đã Oke, thì lúc này nhấn xuất bản
  • Lưu Nháp : Khi bạn có việc cần đi không thể tiếp tục, chức năng này dành cho bạn.

Blogspot là một trang Web không phức tạp nhưng cũng không hề đơn giản. Để làm chủ nó, bạn phải mất một thời gian nhất định để hiểu về chúng. Trong bài viết, mình đã chia sẻ tới các bạn cách có thể add theme và up bài viết lên blogger với giao diện template cây cảnh phong thủy
Nếu còn vướng mắc đoạn nào chưa rõ hay muốn sử dụng template này cho blogger của bạn hãy liên hệ ngay bên mình qua Zalo hoặc số Hotline 0983.13.15.28 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.
[/tintuc]

[tintuc]Nền kinh tế luôn thay đổi qua thời gian, nhiều xu hướng kinh doanh cũ dần dần ít được quan tâm thay vào đó là những xu hướng kinh doanh online độc đáo, mới lạ nhất. Trong bài viết này, Giupbankinhdoanh sẽ chia sẻ đến bạn đọc những xu hướng kinh doanh mới nhất năm 2020 để phần nào giúp bạn khởi nghiệp đỡ vất vả hơn.

Tìm hiểu xu hướng kinh doanh là điều mà rất nhiều startup hiện nay đang quan tâm và đầu tư. Nếu bạn đã có những ý tưởng ấm ủ riêng cho mình thì triển khai ngay luôn thôi. Còn nếu bạn vẫn chưa nghĩ ra ý tưởng gì, tham khảo ngay các xu hướng kinh doanh online 2020 dưới đây nhé:

1. Dịch vụ ship hàng tận nhà

Bàn về xu hướng kinh doanh online 2020 thì dịch vụ ship hàng tại nhà là lĩnh vực không thể không nhắc đến trong năm nay. Bởi tác động của dịch Covid-19 mà thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã chuyển sang phương thức mua hàng online. 
Khách hàng có xu hướng mua các sản phẩm trên thiết bị di động hoặc ứng dụng, sau đó nhận hàng tại nhà hoặc nơi làm việc. Chính bởi vậy mà dịch vụ giao hàng để đáp ứng nhu cầu mua hàng này sẽ vô cùng tiềm năng. Bạn có thể tham gia vào lĩnh vực này hoặc nếu có đủ khả năng, mở một bên cung cấp dịch vụ giao hàng cho khách hàng.

2. Kinh doanh đồ uống online hiệu quả

Content đang dần trở thành lĩnh vực được nhiều chủ doanh nghiệp đầu tư để tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tiết kiệm chi phí thường tìm đến các agency bên ngoài. Nếu bạn có khả năng viết lách thì hãy tiếp tục cải thiện, trau dồi mình để đáp ứng các yêu cầu về content cho doanh nghiệp.
Bạn có thể làm việc linh động về thời gian, không cần phải đến văn phòng mà vẫn có thể kiếm ra tiền. Xu hướng kiếm tiền online này cũng đnag rất phổ biến hiện nay.

3. Kinh doanh đồ ăn kiêng 

Cũng là một trong những xu hướng kinh doanh online 2020 đang rất thịnh hành, có nhiều tiềm năng phát triển, kinh doanh đồ ăn kiêng là lĩnh vực khá hay mà bạn có thể áp dụng với cả mô hình bán hàng trực tiếp lẫn online.
Đa số mọi người sau khi nghỉ dịch ở nhà đều tăng cân một cách khó kiểm soát. Vì vậy, sau dịch cũng chính là cuộc chiến giảm cân của rất nhiều khách hàng. Bên cạnh các chế độ ăn giảm cân bình thường, những khách hàng này đều có nhu cầu ăn các bữa phụ trong ngày. Bạn có thể làm một số loại bánh hoặc ngũ cốc có thành phần từ thiên nhiên phù hợp với người đang ăn kiêng.

4. Kinh doanh quần áo vintage, quần áo cũ

Trong năm 2020 trở lại đây, xu hướng vintage, retro bắt đầu trở lại và được nhiều người ưa thích. Từ những quán cà phê, quán ăn đến những shop quần áo cũng bắt đầu chuyển hướng sang kinh doanh những sản phẩm mang hơi hướng vintage, retro và hoài cổ.
Với việc kinh doanh quần áo cũ, đậm chất vintage bạn không cần bỏ ra số vốn quá nhiều. Bạn chỉ cần chịu khó và kiên nhẫn đi tìm những nguồn hàng rẻ, những mẫu mã đẹp và hợp thời trang.

Nói là đồ cũ, quần áo đã mặc rồi thì bán giá sẽ rẻ và thu nhập ít. Nhưng không, quần áo cũ được tuyển chọn, mang phòng cách vintage, retro thường bán với mức giá bằng với quần áo mới, hoặc hơn tùy theo chất lượng của món sản phẩm đó. Ví dụ, bạn mua một chiếc áo mới giá tầm 180.000đ thì một chiếc áo vintage cũng có giá từ 120.000đ  đến 160.000đ.

5. Dịch vụ vẽ tranh online

Nếu bạn có kỹ năng vẽ tuyệt vời, có những ý tưởng sáng tạo độc đáo. Mặc dù đã có công việc ổn định ngày 8 tiếng, nhưng bạn vẫn có thể mở thêm dịch vụ vẽ tranh online để kiếm thêm thu nhập.
Đối tượng khách hàng là những bạn trẻ dùng mạng xã hội thích sống ảo, những người yêu thích nghệ thuật, hay đơn giản là những người chỉ muốn lưu lại những kỷ niệm thông qua những bức tranh.

Bạn có thể vẽ tranh dựa theo thế mạnh của mình: như vẽ chibi, vẽ tranh phác họa, vẽ kiểu hoạt hình,…. Dựa vào ý tưởng, kích thước và độ khó tranh mà khách hàng yêu cầu để bạn đề ra mức giá cho mình.

6. Dịch vụ tư vấn sức khỏe

Sức khỏe vẫn luôn là vấn đề được mọi người quan tâm và đề cao. Vì vậy dịch vụ tư vấn sức khỏe là xu hướng kinh doanh phát triển trong năm nay cũng như nhiều năm tới. Khách hàng cần được tư vấn về thực phẩm, chế độ dinh dưỡng hằng ngày cũng như việc luyện tập thể dục thể thao và cần đến sự tư vấn của các chuyên gia.
Nếu bạn có đủ nội lực để trở thành chuyên gia tư vấn sức khỏe và các vấn đề khác liên quan đến chế độ ăn, sinh hoạt và luyện tập, bạn chắc chắn sẽ "hái ra tiền" trong năm 2020 này.

7. Môi giới người giúp việc

Xã hội hiện đại, mọi người đều quay cuồng với công việc, vì vậy xu hướng tìm kiếm những người giúp việc phù hợp, tin tưởng cho mình tăng lên. Bạn có thể đứng ở giữa, trở thành bên môi giới giúp các gia đình tìm được người giúp việc phù hợp.
Muốn thành công, bạn cần tuyển chọn đầu vào kỹ càng để đảm bảo danh tiếng với khách hàng, sau đó cung cấp các dịch vụ giúp khách hàng cảm thấy yên tâm, thay vì tự tìm người giúp việc. Bạn có thể bắt đầu với quy mô kinh doanh nhỏ, hộ gia đình hoặc nhóm bạn thân, sau đó mở rộng dần lên khi nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng cao.

Với 7 xu hướng kinh doanh online 2020 trên, nếu bạn có một chiến lược kinh doanh hiệu quả, kết hợp với các quản lý tối ưu, chắc chắn bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công cho riêng mình. Nếu cần được tư vấn các giải pháp kinh doanh thành công, Giupbankinhdoanh vẫn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí tận tâm 24/7 nhé.[/tintuc]

Zalo : 0983.131.528
1
Bạn cần hỗ trợ?